1/ Thực trạng của tổ:
Công tác văn phòng là một bộ phận những người
công tác âm thầm trong trường học, giải quyết hầu hết những công việc của trường
ngoài việc giảng dạy chính. Tổ văn phòng bao gồm các nhân viên như: Nhân viên Thư viện; Y tế, Thiết bị, thí nghiệm;
Kế toán; Thủ quỹ; Văn thư, Bảo vệ, Phục vụ . Tổ văn phòng có vị trí hết sức quan trọng
là hậu cần phục vụ cho công tác hoạt động dạy học nhà trường và các hoạt động
khác.
- Đa số thành viên của tổ có phẩm
chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có ý thức học hỏi, tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc.
- Cơ
sở vật chất nhà trường đảm bảo khá tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ của nhân
viên.
- Đa
số nhân viên định cư ở khu vực gần đơn vị trường có nhiều điều kiện thuận lợi
trong công tác.
- Tổ
có tinh thần phối kết hợp chặt chẽ với các bộ phận trong nhà trường để cùng
nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên tổ văn phòng do đặc thù của các bộ
phận, chuyên môn khác nhau nên không thể hỗ trợ cùng nhau làm cùng một công
việc được nên đôi khi công việc tới dồn dập không thể giải quyết ngay và luôn
được.
2/ Giải pháp:
Do
đặc thù của tổ như vậy nên tổ văn phòng luôn có những giải pháp phù hợp để nâng
cao chất lượng hoạt động của tổ. Cu thể:
Giúp nhân viên nhận thức đúng đắn nhiệm vụ
năm học trách nhiệm của bản thân, trong từng nhiệm vụ.
+
Nhân viên Văn thư – lưu trữ: Duy trì tốt công tác văn thư lưu trữ trường học
theo đúng nguyên tắc.
+
Nhân viên kế toán: thực hiện một cách nghiêm
túc, thực hiện tốt nhiệm vụ tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ, giáo
viên, nv trong trường, không để lương chậm, đảm bảo chi đúng đối tượng, kịp
thời.
+ Y tế: Quản
lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, Thực hiện công tác tuyên truyền về
giáo dục sức khỏe, phòng dịch và phòng bệnh theo lịch hoạt động của Nhà trường
và theo theo yêu cầu của y tế địa phương
+
Nhân viên Thư viện, Thiết bị đồ dùng: Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy
định về chuyên môn của ngành, của trường.
+
Nhân viên bảo vệ: trực trường 24/24, giữ vững an ninh trường học, sửa chữa nhỏ
các trường hợp CSVC bị hỏng hóc, trục trặc trong nhà trường.
- Để
làm được điều đó các thành viên trong tổ luôn bám sát kế hoạch chỉ đạo thực hiện
năm học của trường, BGH.
-
Nhân viên tự giác đăng ký thi đua, tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay
nghề cho bản thân.
-
Thường xuyên kiểm tra sổ sách (đối với các công tác: thiết bị, thư viện, y tế,
văn thư,…) với các hình thức có báo trước hoặc đột xuất…
-
Quy định rõ ràng các biện pháp kiểm tra và thống nhất trước tổ, đối với mỗi cá
nhân.
- Có
kế hoạch họp tổ ( 1 tháng 1 lần) kiểm
tra thường xuyên, căn cứ kết quả kiểm tra của nhà trường… để điều chỉnh kịp
thời lề lối và tác phong làm việc của nhân viên. Phấn đấu cùng tập thể giáo
viên xây dựng môi trường thân thiện; Cảnh quan xanh- sạch- đẹp. Xây dựng môi
trường “ kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”.
-
Xây dựng đội ngũ nhân viên có phẩm chất, đạo đức tốt; Nhiệt tình, sáng
tạo trong chuyên môn trong mọi lĩnh vực công tác.