HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức
khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương
tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo,
hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công
ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục
thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa
giáo dục nhất định.
Trong môn GDCD các em tham gia HĐTNST bằng
cách tham gia các trò chơi xử lý tình huống, đóng vai, thực hành thuyết trình tự
tin, cách giải quyết các vấn đề qua đó rèn những kỹ năng cần thiết cho bản
thân.
HĐTNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự
chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập
thể. Thông qua HĐTNST hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp
của học sinh. Chính vì thế, để tổ chức HĐTNST. Mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ
trợ các em thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau:
Bước 1. Xây dựng ý tưởng;
Bước 2. Xây dựng kế hoạch;
Bước 3. Công tác chuẩn bị thực hiện;
Bước 4. Tổ chức thực hiện;
Bước 5. Đánh giá kết quả thực hiện.
Việc các em được tham gia đầy
đủ vào từng bước sẽ giúp hình thành và rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết:
năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự giải quyết vấn đề...
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp
học sinh củng cố thói quen tích cực, nề nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi
giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá
nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; hình thành
các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển
năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách
khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề nghiệp, có ý thức rèn
luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập,
rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ
bản.
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.
Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm
tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển
kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới
thu được từ trải nghiệm. Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát
hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.