Đây là phương pháp học tập khá quen thuộc đã được các GV của nhóm Sử- Công dân áp dụng trong các tiết học tại trường. Nhằm tăng khả năng tìm tòi, chủ động, tích cực của HS trong việc lĩnh hội kiến thức. Với giờ học tìm hiểu về “” Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Gv đã áp dụng nhiều hình thức khác nhau trong giờ học như tìm hiểu bài ở nhà, làm phiếu học tập, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm với các phương pháp như nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại giữa thầy và trò, sử dụng CNTT, phương pháp nhận thức Lịch sử.... Qua bài học, HS đã chủ động lĩnh hội và nắm được các đặc điểm cơ bản của Nhật Bản sau CTTG, nhận thức được quá trình phát xít hóa của Nhật Bản là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó HS liên hệ được thực tế với BT liên hệ mở rộng: Từ việc giới cầm quyền Nhật Bản chọn giải pháp tiến hành chiến tranh xâm lược để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng 1929-1933, theo em cần làm gì để không lặp lại việc đó ở các nước hiện nay? Liên hệ với Việt Nam? Khép lại bài học là những bức ảnh mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong hiện tại như một bức thông điệp tốt đẹp về chủ trương của Việt nam là giữ mối quan hệ hòa bình, hữu nghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới.