Giáo dục văn hóa - đạo đức
Mục tiêu và nhiệm vụ của môn Âm nhạc ở nhà trường còn trang bị cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc; về lý thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để ở chừng mực nào đó, các em có thể tham gia các hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, ý nghĩa, tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh.
Môn Âm nhạc ở trường THCS gồm nhiều phân môn: Âm nhạc thường thức, Học hát, Tập đọc nhạc. Mỗi phân môn có một vai trò nhất định. Ví dụ, với phân môn Học hát: Hoạt động ca hát có vị trí quan trọng trong đời sống con người; bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những cảm xúc tương ứng, những hiểu biết nhất định mang lại sảng khoái thẩm mỹ. Nó khơi dậy trong học sinh những cảm xúc hướng tới chân - thiện - mỹ. Ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tập giúp học sinh có tinh thần sảng khoái, ươm mầm những ước mơ tươi đẹp. Chẳng hạn, khi nghe bài hát “Ngày đầu tiên đi học”, trong lòng học sinh trào dâng một cảm xúc êm đềm về tình mẹ, về kỷ niệm tuổi thơ,...”.
Rèn luyện kỹ năng
Nội
dung môn Âm nhạc ở trường được tiến hành thông qua 3 phân môn: Học hát; Nhạc lý
- Tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức. Học hát là trọng tâm, Nhạc lý - Tập đọc
nhạc là cơ sở và âm nhạc thường thức làm nhiệm vụ nâng cao nội dung giảng dạy
âm nhạc ở trường. Phân môn Nhạc lý - Tập đọc nhạc giúp học sinh nhận biết
những ký hiệu ghi chép âm nhạc đơn giản, thông thường nhất; có khái
niệm về yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, giai điệu,
tiết tấu, sắc thái,... và giới thiệu sơ lược về cung, quãng, gam,
giọng,...; đồng thời hướng dẫn các em đọc các bài nhạc chủ yếu ở giọng Đô
trưởng hoặc La thứ, áp dụng các loại nhịp thông dụng với các âm hình
tiết tấu đơn giản và những giai điệu dễ đọc. Phân môn âm nhạc thường
thức: Học sinh được nghe nhạc có dẫn giải các tác phẩm; qua đó, giới
thiệu một số tác giả tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam và thế giới,
một số nhạc sĩ quen thuộc với lứa tuổi học sinh, một vài nhạc sĩ
thuộc trường phái cổ điển và lãng mạn phương Tây, giới thiệu một
vài nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến, giới thiệu sơ
lược về dân ca Việt Nam, một số sinh hoạt âm nhạc dân gian, dân ca một
số vùng miền tiêu biểu, một vài thể loại âm nhạc phổ biến, đôi nét
về sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi, tác dụng và ảnh hưởng của âm
nhạc trong đời sống xã hội,...”.
Tác
dụng của môn Âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường là điều không thể phủ
nhận, bởi đây là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ GD
đạo đức, thẩm mỹ nhằm góp phần GD học sinh toàn diện, tạo cơ sở hình thành nhân
cách con người, là môn học không thể thiếu được.